Viêm loét dạ dày nặng là gì? Và cách nhận biết như thế nào?
Viêm dạ dày mãn tính là căn bệnh ngày càng phổ biến ở những người làm văn phòng do đặc điểm công việc và chế độ sinh hoạt không đảm bảo. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu như không sớm điều trị dứt điểm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như teo niêm mạc dạ dày.
chua-dau-da-day, bieu-hien-cua-benh-dau-da-day, mua-thuoc-dau-da-day-o-dau, dia-chi-ban-thuoc-dau-da-day-uy-tin, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
Dạ dày là một đoạn ống tiêu hóa phình dãn rộng hình chữ J, nối giữa thực quản và tá tràng. Theo cuốn “Bệnh loét dạ dày tá tràng” của PGS.TS Hoàng Trọng Thảng (NXB Đại Học Huế) thì cấu trúc vi thể của dạ dày gồm 4 lớp: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh quản.
Loét dạ dày là hậu quả của sự mất cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ. Lúc này, sự dư thừa acid kết hợp với độc tố, hại khuẩn… có thể gây tổn thương, làm hoại tử niêm mạc dạ dày và sinh ra bệnh lý viêm loét dạ dày. Kích thước vết loét lúc này sẽ khoảng 0,5 cm hoặc lớn hơn.
Viêm loét dạ dày chiếm khoảng 35% các bệnh lý về đường tiêu hóa và là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày khoảng 10-15% dân số thế giới và tăng thêm 0,1-0,2%/năm. Trong số đó, có những người bị viêm loét dạ dày nặng mà không hề hay biết.
Viêm loét dạ dày có nặng hay không thường căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh cùng mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nhiều người cho rằng nên lấy kích thước vết loét để phân loại sự nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng chính xác.
Một số trường hợp có đường kính vết loét lên tới 4cm nhưng lại thuộc dạng lành tính do hoại tử ở vùng trên góc. Thường thì khi dạ dày có vết bầm đen, xuất hiện mao mạch ở đáy ổ loét, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và có nguy cơ biến chứng thì được coi là đã ở thể viêm loét dạ dày nặng.
Dưới đây là một số biến chứng mà người bị viêm loét dạ dày nặng nhất định phải đề phòng:
VIDEO TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày nặng
Về cơ bản, người bị viêm loét dạ dày nặng cũng có những dấu hiệu như viêm loét mức độ nhẹ và vừa, tuy nhiên cấp độ thường nghiêm trọng hơn. Để phát hiện, bệnh nhân có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây:
Buồn nôn, nôn mửa
Thức ăn thường không được tiêu hóa mà ứ đọng tại dạ dày, sinh ra hơi và đẩy lên khoang miệng. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, sau đó nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Dịch nôn có màu xanh đen, mùi khó chịu, thậm chí là nôn ra máu.
Đau thượng vị, đau bụng liên tục
Với người bị viêm loét dạ dày thể nhẹ, cơn đau có thể diễn tiến từng đợt, kéo dài 2-8 tuần, mỗi đợt cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau nhiều hơn vào mùa đông, đau chủ yếu sau bữa trưa và bữa tối khoảng 30 phút – 2 giờ.
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề, người bệnh thậm chí có thể đau mọi thời điểm, cơn đau quặn tức, đột ngột, cảm giác bỏng rát, dùng thuốc kháng toan cũng không có hiệu quả.
Giảm cân nhanh
Dạ dày không hấp thụ được dinh dưỡng khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng. Người bị loét dạ dày nặng thường khó béo, dễ sụt cân, thậm chí gầy nhanh chóng. Cùng với đó, họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, da dẻ xanh xao, toát nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, hay hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp.
Đại tiện bất thường
Đi ngoài phân nát là một trong những triệu chứng quen thuộc của người bị viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng loét bao tử tiến triển nặng hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với hiện tượng đại tiện ra phân đen, phân sống, thậm chí đi ngoài ra máu nếu chảy máu dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày nặng là hậu quả của việc chủ quan không điều trị, điều trị quá muộn hoặc sai cách. Bệnh lý này được xác định không có nguyên nhân duy nhất mà là sự phức hợp của nhiều yếu tố tham gia và phối hợp lẫn nhau.
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Vi khuẩn HP tồn tại trong môi trường acid của dạ dày, xâm nhập và cư trú ở niêm mạc dạ dày nhờ men urease. Loại hại khuẩn đặc biệt này không chỉ gây viêm loét dạ dày mà còn mang theo các yếu tố độc lực CagA, Vaca, Ice, Ban, Lipopolysaccarit cùng các yếu tố kết dính…
Vi khuẩn HP không được tiêu diệt có thể khiến người bệnh trải qua quá trình từ viêm dạ dày cấp tính đến mãn tính, sau đó tới viêm loét dạ dày, u lympho và ung thư biểu mô dạ dày.
Lạm dụng thuốc
Một số nhóm thuốc như Aspirin, kháng viêm non-steroid (bao gồm indomethacin, ibuprofen, piroxicam…) có thể gây viêm loét dạ dày nếu lạm dụng quá mức.
Các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thống và khu trú, làm giảm sản xuất dịch nhầy, bicarbonate, giảm phục hồi tế bào, giảm dòng máu niêm mạc và làm tăng bạch cầu trung tính, từ đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Người càng sử dụng nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm để điều trị thì tình trạng viêm loét dạ dày sẽ càng nặng.
Hút thuốc lá
Phần lớn trường hợp vết loét thường tự lành sẹo sau 2-3 tháng, nhưng trong 2 năm đầu sẽ tái phát khoảng >50% trường hợp. Tần suất tái phát trung bình 2-3 năm và càng về sau càng giảm.
Tuy nhiên nếu bạn hút thuốc lá, khói thuốc sẽ làm hạn chế quá trình liền sẹo, giảm đáp ứng đối với việc điều trị, khiến tình trạng viêm loét nặng hơn và tăng khả năng biến chứng.
Stress, căng thẳng
Không chỉ góp phần gây ra viêm loét dạ dày, stress còn là yếu tố khiến tình trạng này thêm trầm trọng. Stress làm mất chất dinh dưỡng theo kiểu đục lỗ, vết loét ở người hay stress thường nông và nhiều chỗ, gây chảy máu, tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, hội chứng zollinger ellison cùng một số bệnh lý liên quan khác… cũng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm loét dạ dày.
Dứt điểm viêm loét dạ dày nặng nhờ bài thuốc bí truyền Nam Dược Trần Gia thành phần thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên đã được y học cổ truyền xưa áp dụng để điều trị chữa trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, do thành phần là thảo dược nên thuốc không có tác dụng phụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Bạn có thể tham khảo và đặt mua sản phẩm tại: https://bit.ly/2PqggtN