Cây Hương Nhu - Chữa trị Cảm nắng, lạnh, Nhức đầu, trị hôi miệng, ngăn rụng tóc BAK803
Mã sản phẩm |
949483 |
Tình trạng |
Sẵn hàng |
giá -30%
-
Đổi hàng
trong 7 ngày -
Giao hàng
Miễn phí Toàn Quốc -
Thanh toán
khi nhận hàng -
Bảo hành VIP
12 tháng
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Cây Hương Nhu – Chữa trị Cảm nắng, lạnh, Nhức đầu, trị hôi miệng, ngăn rụng tóc BAK802
Hương Nhu là cây gì? Hương nhu có tác dụng gì? Lá Hương Nhu chữa bệnh gì?
Hương Nhu là cây gì?
Hương Nhu hay còn gọi là é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái,… có tên khoa học là Ocimum gratissimum. Chúng thích đất khô thoáng, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và ở vị trí có ánh nắng đầy đủ. Thời gian thu hoạch tối ưu để chưng cất tinh dầu là khi 3 cành trên một cây, hoặc 75% số cành đang ra hoa. Ở miền Bắc Việt Nam có thể thu được 2 – 3 đợt cắt trong một năm, ở miền Nam có 4 – 5 đợt cắt/năm. Ở Việt Nam, Ocimum gratissimum vẫn cho năng suất từ 5 – 10 năm.
Đặc điểm của cây Hương Nhu:
- Là cây thân thảo, cây trưởng thành có thể cao từ 1 đến 2m.
Thân cây hình trụ vuông, gốc hóa thân gỗ, có màu nâu tím, phần thân trên non có lông nhỏ mọc phủ đầy, có khi có màu xanh nhạt.- - Lá cây mọc đối nhau, cuống dài chừng 1 đến 2cm. Phiến lá có răng cưa và có lông ở cả hai mặt lá.
- Hoa màu tím nhạt hoặc trắng hình sim, mọc thành cụm dài không đều nhau, hoa thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm.-
- Quả bẻ làm tư, được bao bọc bởi các đài hoa.
Cách nhân biết ngoài tự nhiên:
Cây Hương Nhu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo cao 1 – 2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây còn non thì 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi già thân trở thành nâu.
Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới.Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi, nhụy 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.
Phân loại:
- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973,(1): 44).
- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
Tính vị, Quy kinh:
Tính vị:
- Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
- Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
- Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
- Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Vào kinh túc Dương minh Vị,túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
- Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Công dụng – Chủ trị:
- Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
- Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
- Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
- Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng – Kiêng kỵ:
Liều dùng: 8 – 20g.
Các bài thuốc từ cây Hương Nhu:
Trị hôi miệng:
- Lấy 10g hương nhu cùng 200ml nước sắc nước súc miệng (ngậm) 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Dùng liên tiếp trong 15 ngày.
Chữa chậm mọc tóc ở trẻ:
- 40g hương nhu cùng 200ml nước sắc cô đặc lại, rồi trộn với mỡ lợn vừa rán (nguội) dùng bôi lên đầu mỗi ngày sẽ mau mọc tóc.
Chữa cảm lạnh (đi mưa bị nhiễm lạnh):
- 500g hương nhu tía, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ trộn đều. Pha với nước sôi uống dần, mỗi lần dùng từ 8 – 10g. Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình từ 2 – 3 ngày.
- Hoặc có thể dùng mình hương nhu tía, 100g đem tán nhỏ. Pha với nước sôi uống mỗi lần 8g. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, nếu thấy ra mồ hôi thì sẽ khỏi bệnh.
Trị cảm sốt nhức đầu:
- Một năm lá hương nhu tươi mang giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên đầu, trán và thái dương. Trường hợp bị sốt có mồ hôi dùng thêm 200g sắn dây tươi giã nhỏ vắt nước uống.
Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa hay ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh vào mùa hè:
- Với 12g hương nhu, 9g mộc qua, 9g tía tô (cành và lá) dùng sắc nước uống trong ngày.
- Một cách khác là dùng 500g hương nhu, 200g hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua), 200g bạch biển đậu (sao qua). Tán nhỏ 3 cả vị thuốc này, trộn đều với nhau và cho 10g vào mỗi túi. Mỗi lần dùng lấy ra 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, khi nước thuốc nguội mới uống. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 lần.
- Đối với cảm nắng mùa hè có các triệu chứng đau đầu, nôn, ớn rét, tim hồi hộp, phát sốt, tiêu chảy, tiểu tiện vàng đỏ và miệng khát: Dùng 12g hương nhu, 12g cát căn, 12g dấp cá (ngư tinh thảo), 12g điền cơ hoàng (nọc sởi), 8g thạch xương bồ, 4g mộc hương sắc uống.
Chữa phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ:
- 9g hương nhu, 12g ích mẫu thảo, 30g bạch mao căn (rễ cỏ tranh) mang sắc nước uống như trà trong ngày. Dùng liên tiếp từ 10 ngày trở lên.
- Cũng có thể chữa phù thũng ở mặt, da khô không có mồ hôi, ớn rét, chán ăn, có rêu lưỡi bằng 12g hương nhu và 12g bạch truật sắc uống.
Trị viêm đường hô hấp ở trẻ:
- Dùng mỗi thứ 10g gồm hương nhu, bán hạ, hoắc hương, hoàng cầm, kinh giới, phục linh, cam thảo 5g, đẳng sâm sắc với nước uống 4 đến 6 lần trong ngày.
Chữa chảy máu cam không cầm:
- Lấy hương nhu khô tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước sôi để nguội.
Trị chảy máu lưỡi:
- Dùng 1 nắm lá hương nhu tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt để uống.
Chữa tiêu chảy, nôn mửa:
- Lấy 12g hương nhu, 12g tử tô, 12g mộc qua, đun sôi với nước để uống nhiều lần trong ngày.
Điều trị viêm trường vị cấp tính, kiết lỵ:
- Cho 12g hương nhu, 12g hồng hạt liệu, 12g thanh hao sắc lấy nước uống trong ngày.
Phòng đau đầu do nắng:
- Ngày xưa các cụ trước khi ruộng đồng, để tránh cảm nắng thì dùng nắm lá to đặt vào trong nón hoặc mũ rồi đội lên. Hoặc quấn lá hương nhu vào khăn buộc đầu cũng có hiệu quả tương tự.
Cây hương nhu gội đầu ngăn rụng tóc:
- Dùng lá và thân hương nhu cùng quả bồ kết đun sôi khoảng 1h để chúng ra hết tinh dầu. Lấy khăn mỏng lọc lấy nước để nước nguội còn ấm để gội đầu, mát xa da đầu nhẹ nhàng để tăng độ ẩm cho da đầu, chú ý không dùng móng cào vào da dầu khiến gầu càng nhiều hơn.
Bên cạnh các tác dụng tuyệt vời của hương nhu, chung ta cũng cần kiêng kị như sau:
- Uống quá nhiều nước hương nhu sẽ bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu.
- Không có biểu ta thì đừng dùng (Bản Thảo Tùng Tân)
- Không nên uống nóng sẽ gây nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục) vì hương nhu có tính ôn.
- Người trúng nhiệt không dùng
- Hoặc người chân khí hư yêu không nên uống (Đông Dượng Học Thiết Yếu)
- Người mồ hôi nhiều, biểu hư tuyệt đối không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Thủ Sách),…
Những người không nên dùng Hương Nhu:
Mặc dù có nhiều tác dụng hay nhưng không nên tùy tiện dùng hoặc uống quá nhiều có thể làm hao khí. Những trường hợp sau cần lưu ý:
- Người khí hư và âm hư không được dùng
- Người không có biểu tà thì không nên dùng (Bản thảo tùng tân)
- Hương nhu có tính ôn, không nên uống nóng vì có thể gây nôn mửa (Bản thảo dương mục)
- Người trúng nhiệt nên kiêng dùng
- Người biểu hư, ra nhiều mồ hôi không được dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược Thủ sách)
- Người có chân khí hư yếu không nên dùng nhiều (Đông dược học thiết yếu).
Bạn có thể mua Cây Hương Nhu ở đâu uy tín?
Thảo dược Bách An Khang là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Cây Hương Nhu chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.
Vì sao nên chọn Thảo Dược Bách An Khang?
Sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt, kỹ lưỡng trước khi giao tận tay tới khách hàng.
Không sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo xanh sạch tự nhiên.
Chế biến theo tiêu chuẩn, đảm bảo dược chất không bị mất đi.
Phát hiện hàng giả, nhái, không đúng chất lượng sản phẩm bồi thường gấp 10 lần.
Gửi hàng toàn quốc sau 2-7 ngày nhận được sản phẩm, kiểm tra, hài lòng mới phải gửi tiền cho nhân viên vận chuyển.
Hãy chia sẻ ngay với bạn bè thông tin hữu ích này nhé!
- Mua ngay
- Mua ngay